Lắp đặt giàn giáo là một quá trình rất quan trọng và ảnh hưởng đến an toàn của người thợ thi công. Việc lắp đặt giàn giáo đúng quy cách, tuân thủ tiêu chuẩn là điều rất nhiều chủ thầu quan tâm.
Muốn giàn giáo phát huy được hết công năng của mình, việc lắp dựng phải tuân thủ theo đúng quy trình. Nhiều đơn vị lắp dựng giàn giáo muốn nhanh chóng hoàn thành mà lại lắp dựng không đúng quy cách, dẫn đến nhiều hệ lụy sau này.
Tiêu chuẩn khi lắp dựng giàn giáo
Để đảm bảo an toàn, trước khi lắp đặt giàn giáo xây dựng, cần phải kiểm tra chất lượng giàn giáo hoàn thiện. Điều này quyết định rất nhiều tới sự an toàn sau khi sử dụng.
Các tiêu chuẩn khi lắp dựng giàn giáo bao gồm:
- Trong quá trình lắp đặt, cần có sự chỉ đạo và giám sát của phòng ban kỹ thuật chuyên môn.
- Mặt bằng khu vực lắp đặt giàn giáo cần đảm bảo ổn định, tránh tình trạng sụt lở nơi thi công.
- Người lắp đặt giàn giáo cần có kinh nghiệm, kỹ thuật và không sợ độ cao.
Quy trình lắp dựng giàn giáo an toàn
Để đảm bảo an toàn cho công nhân trực tiếp thi công giàn giáo, cần phải lắp đặt chuẩn xác từng khía cạnh, theo đúng quy trình và tiêu chuẩn:
- Bước 1: Dựng chân cột đỡ giàn giáo, kê đệm chống nhún, chống trượt cho cột đỡ.
- Bước 2: Lắp cột đỡ vào chân cột theo chiều thẳng đứng và giằng neo đúng bản thiết kế.
- Bước 3: Dựng khung, giằng chéo của giàn giáo đảm bảo độ vững chãi.
- Bước 4: Lắp đặt sàn thao tác để công nhân có thể vận chuyển được. Sàn phải được cố định chặt vào khung giàn giáo để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
Đối với giàn giáo có chiều cao từ 6m trở lên, cần phải chia thành 2 sàn thao tác. Một sàn dùng để làm việc và một sàn dùng để bảo vệ, tránh việc sử dụng cả 2 sàn cùng một lúc.
Đặc biệt, khi lắp dựng giàn giáo cao hay thấp, cần tuyệt đối không cho phép vật nặng đang cẩu hoặc va chạm lên mặt sàn thao tác, giá đỡ để tránh bị sập giàn giáo.
Quy trình lắp dựng giàn giáo cần phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn lắp đặt và an toàn. Vì vậy, các nhà thầu nên lựa chọn những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc lắp đặt giàn giáo để đảm bảo chất lượng và độ ổn định. Điều này giúp tránh tình trạng nguy hiểm và rủi ro trong quá trình xây dựng.
Nguồn: Phú Hưng