8 bước quy trình gia công giàn giáo

Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe hiện nay của các nhà thầu và dự án xây dựng, đảm bảo an toàn lao động là ưu tiên hàng đầu, các nhà máy và xưởng gia công giàn giáo cần được trang bị máy móc hiện đại và tuân thủ quy trình gia công giàn giáo chặt chẽ theo tiêu chuẩn và yếu tố cụ thể từ quy trình đầu vào cho đến chất lượng đầu ra.

Quy trình gia công giàn giáo

Không phải tất cả các nhà máy gia công giàn giáo hay các cơ sở gia công thiết bị và vật tư xây dựng đều tuân thủ quy trình gia công giàn giáo một cách nghiêm ngặt. Thậm chí nhiều nơi vẫn áp dụng phương pháp gia công thủ công quá nhiều, vì lợi nhuận ban đầu nên không đầu tư đúng mức để đảm bảo chất lượng, gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy quy trình gia công giàn giáo, cách hàn giàn giáo, cách gia công như thế nào để đáp ứng được đơn hàng chất lượng theo tiêu chuẩn quy định. Hãy cùng Đỗ Hùng Phát tìm hiểu nhé.

Quy Trình gia công Giàn Giáo

Xem thêm: Nơi bán giàn giáo xây dựng giá tốt tại TPHCM

Để gia công giàn giáo chất lượng, hợp thời đại, phải trải qua các bước, giai đoạn sau:

Thép Đầu Vào

Giàn giáo hiện nay hầu hết được gia công bằng thép ống tròn vững chắc. Chất liệu thép đầu vào là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm gia công. Thép đầu vào phải có độ dày đủ để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn thép để hàn giàn giáo có độ dày từ 2.0mm trở lên và phải là thép mới chưa qua sử dụng để đảm bảo an toàn tối đa.

Ống Thép làm Giàn giáo

Thép đầu vào phải có độ cứng và độ dẻo phù hợp, có khả năng chịu lực theo cả hai phương thẳng đứng và phương ngang. Thông thường, thép được lựa chọn theo các tiêu chuẩn chất lượng như SS490, Q295, Q345.

Gia Công Cắt Thép và Dập Những Chi Tiết Phụ

Thường khi nhập cảng hoặc gia công thép có kích thước lớn, một thanh thép có thể được cắt thành nhiều khúc nhỏ để hàn lại với nhau thành một bộ giàn giáo hoàn chỉnh.

Cắt thép: Thợ sẽ cắt thép theo độ dài phù hợp với kích thước giàn giáo. Thép được cắt bằng máy cắt và được đo đạc chính xác với sai số không quá 1%.

Uốn ống thép: Đối với giàn giáo khung, ống thép rỗng được uốn cong theo tiêu chuẩn của từng loại khuông giàn giáo.

Dập những yếu tố phụ: Các yếu tố và vật liệu phụ như chống xé, mang cá, quy đầu được dập theo quy chuẩn đã được thiết kế sẵn trên máy và có sai số không quá 1%.

Dặm lỗ hàn giàn giáo

Sau khi hoàn thành giai đoạn cắt thép và dập yếu tố phụ, gia công tiếp theo là dặm lỗ, các yếu tố và thanh thép được di chuyển tới khuôn gá giàn giáo và tiến hành gá thép và vật liệu phụ thành khung giàn giáo trên khuôn.

Hàn giàn giáo

Sau khi gá đã được hàn trên khuôn, tiếp theo sẽ hàn chết các mối liên kết, hoàn thành quá trình hàn để tạo hình cho giàn giáo.

Hàn giàn giáo

Ngoài chất liệu thép, các mối hàn cũng là yếu tố quan trọng liên quan đến độ an toàn và tuổi thọ của giàn giáo. Kỹ thuật hàn và kinh nghiệm của thợ là hai yếu tố quyết định.

Xử lý bề mặt giàn giáo trước khi sơn

Việc xử lý hóa học này nhằm làm sạch dầu mỡ và rỉ sét trên bề mặt giàn giáo trước khi thực hiện quá trình sơn. Điều này đảm bảo sự bám dính tốt giữa lớp sơn và bề mặt giàn giáo. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách ngâm giàn giáo vào các bể chứa hóa chất.

Hệ thống bể hóa chất bao gồm các quy trình sau:

  • Bể chứa chất tẩy dầu mỡ.
  • Bể chứa nước rửa.
  • Bể chứa axit tẩy rỉ sét và chống oxi hóa.
  • Bể chứa chất định hình bề mặt giàn giáo.
  • Bể chứa phốt phát hóa bề mặt.

Sấy khô để chuẩn bị sơn giàn giáo

Sau khi được xử lý bằng hóa chất, giàn giáo cần được sấy khô để chuẩn bị cho quá trình sơn và gia công giàn giáo.

Quá trình sấy khô thường được thực hiện trong lò sấy nhiệt với nhiệt độ khoảng 180-200 độ C trong vòng 10 phút. Lò sấy được trang bị nguồn nhiệt chính là bếp hồng ngoại hoặc đốt nhiên liệu khí gar.

Sơn giàn giáo

Hiện nay, giàn giáo xây dựng thường được sơn theo hai phương pháp chính: sơn dầu và sơn kẽm.

  • Giàn giáo nhúng kẽm nóng: Gia công giàn giáo được đưa đến nhà máy chuyên gia công nhúng kẽm nóng để bảo vệ khỏi rỉ sét.
  • Giàn giáo nhúng sơn dầu: Màu sơn dầu được pha sẵn trong bể sơn và giàn giáo được ngâm vào bể đó. Sau đó giàn giáo được lấy ra để phơi trong khoảng thời gian từ 24-36 giờ.

Ngoài ra, giàn giáo ống kẽm cũng được phun sơn bạc lên các mối hàn để bảo vệ khỏi rỉ sét tại các điểm hàn.

Sấy khô sơn và đóng kiện giàn giáo

Sau khi phun sơn lên giàn giáo, giàn giáo được đưa vào lò sấy để sấy khô. Nhiệt độ sấy khoảng 180-200 độ C trong khoảng 10 phút. Lò sấy sử dụng nguồn nhiệt là bếp hồng ngoại hoặc nhiên liệu khí gar.

Giàn giáo hoàn thiện

Sau khi đã hoàn thành giai đoạn sơn, giàn giáo được sản xuất thành phẩm và đóng gói để giao hàng. Một tiêu chuẩn giàn giáo thường được nhắc đến để kiểm định chất lượng là tiêu chuẩn BS119.

Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự uy tín và chất lượng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với chúng tôi

  • Hotline: 0967 84 99 34 – 0937 626 579
  • Địa chỉ: 19A Nguyễn Văn Bứa, Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, Hồ Chí Minh
  • Email: dohungphat@gmail.com – information@copphaviet.com
  • Website: https://dohungphat.com

Nguồn: https://copphaviet.com/quy-trinh-san-xuat-gian-giao/